Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin
Dấu chân đại hán ngày nay càng ngày càng tăng trên các quốc gia châu Mỹ- Latin. Đây là đối tác lớn hàng thứ hai sau Hoa Kỳ của Trung quốc, kể cả việc cho vay tiền đối với các quốc gia trên nhiều hơn các tổ chức tài chính lâu đời như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triễn Liên-Mỹ (Inter-American Development Bank) trong khu vực. Hai tổ chức nầy chỉ mới vượt qua khoản tín dụng trị giá 131 tỷ đôla, trong khi đó Trung quốc đã cho châu Mỹ- Latin vay từ năm 2008 đến 2019. Từ bằng chứng ấy cho thấy Trung quốc sẽ trở thành chủ nợ lớn nhất trong khu vực.


Dấu hiệu trên các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ và cả châu Mỹ -Latin đặc biệt quan tâm. Kể từ sau đại dịch Covid-19 vật giá leo thang, chi phí vay mượn tiền lời cao hơn, song song cùng nền kinh tế toàn cầu trì tuệ. Do ảnh hưởng bệnh dịch lan truyền nên nền kinh tế châu Mỹ- Latin đang đi vào tiến trình tăng trưởng thấp. Từ nguyên nhân ấy đầu tư của Trung quốc vào môi trường khó cưỡng lại được. Dĩ nhiên khi Bắc Kinh đưa ra số tiền trên họ có những ràng buộc nhất định. Và Trung Quốc thừa khôn ngoan để sử dụng sức mạnh kinh tế thúc đẩy chính sách đối ngoại của mình đối với châu Mỹ- Latin, kể cả thuyết phục các nước trong khu vực không công nhận chủ quyền Đài Loan, cùng với manh nha khuynh loát hệ thống chính quyền. Đặc biệt đây là những quốc gia có quan niệm về thể chế dân chủ rất yếu lược và mong manh.

Với làn sóng xâm lăng mềm, Bắc Kinh gần như kiểm soát 60% hệ thống chính trị châu Mỹ Latin, kể cả các chương trình tình báo đội lót văn hoá và xã hội. Đứng trước ảnh hưởng Trung quốc càng ngày càng gia tăng, Mỹ và các quốc gia phương Tây đã chống lại Bắc Kinh qua hình thức “trồng người “ bằng cách đầu tư nguồn nhân lực châu Mỹ -Latin. Cụ thể, Hoa Kỳ và các quốc gia châu u cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên vào các dự án nước ngoài và tiền phí ở các trường đại học, huấn luyện họ cách sử dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, qua các lớp học trực tuyến (online), tiếp cận các nhà lãnh đạo trẻ trong khu vực. Phương Tây và Mỹ hiểu rõ họ không thể cạnh tranh với Trung quốc trên phương diện tài chánh. Hơn nữa, định nghĩa sau cùng dẫn đến dân chủ không phải do nguyên nhân tăng trưởng kinh tế, mà một nền dân chủ bền vững dựa trên giá trị và ý tưởng cùng với tư duy của con người. Đây chính là điểm yếu của Trung quốc, họ chú trọng đầu tư vào khai thác mỏ, còn phương Tây và Hoa Kỳ chú trọng vào trí óc.

Hiện tượng tăng trưởng

Theo các chuyên gia phân tích cho rằng mức độ đầu tư của Trung quốc vào châu Mỹ-Latin trong những năm tới sẽ giảm vì kinh tế của nước nầy giảm mạnh do đại dịch Covid-19 gây nên. Trên thực tế, Trung quốc gần đây đã tái cân bằng nền kinh tế để tăng năng suất chuyển từ sản xuất sang các dịch vụ viễn thông, điện và ngân hàng. Nỗ lực nầy đang thúc đẩy việc đang mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt châu Mỹ-Latin, một khu vực hãy còn thô sơ và có khoản cách giàu nghèo rõ ràng. Đọc lại các dữ liệu và những phân tích cho thấy người dân đã ảnh hưởng và lệ thuộc đời sống vào Trung quốc rất nhiều. Từ năm 2005 đến 2015 tổng đầu tư của Trung quốc chỉ có 10%, nhưng đến sau năm 2016 con số ấy đã tăng lên 64%.

Còn một lý do khác để thấy sự hiện diện của Trung quốc vào khu vực nầy sẽ tăng lên trong tương lai, với lý do châu Mỹ-Latin đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế mà người bạn “không thiện cảm” Trung quốc sẵn sàng khai thác. Trong 20 năm qua, lần đầu tiên nền kinh tế châu Mỹ-Latin không lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên do các điều kiện bên ngoài giá cả hàng hóa cao, lãi suất tăng. Đặc biệt ¾ GDP của châu Mỹ-Latin phụ thuộc vào những yếu tố trên. Tệ hại hơn, đại dịch Covid-19 đã tàn phá nền kinh tế của họ. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế về tăng trưởng GDP cho biết bình quân đầu người trong khu vực đã giảm xuống 1,5% vào năm 2022 và 0% vào năm 2023. Từ lý do ấy nên chính phủ trên khắp châu Mỹ-Latin ngân sách bị cạn kiệt, và Trung quốc là quốc gia duy nhất đáp ứng nhu cầu nầy. Bắc Kinh sẽ cung cấp các hợp đồng cho vay, tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng v.v.. Khi ra quyết định tài trợ cho chính quyền châu Mỹ-Latin, Bắc kinh vượt qua quy trình dân chủ và hoàn toàn trái ngược với các điều lệ của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Quốc tế, nhất là họ xem nhẹ các nguyên tắc căn bản về kinh tế. Do đó, trong thập niên tới Trung quốc sẽ trở nên con át chủ bài của châu Mỹ-Latin. Điều không may cho người dân tại đây là các nhà chính trị của họ nghĩ về quyền lợi riêng tư nhiều hơn cho dân tộc. Chính vì lẽ đó cho nên lãnh đạo châu Mỹ-Latin sẵn sàng đi đến những thỏa thuận có lợi cho Trung quốc nhiều hơn cho chính đất nước, miễn sao họ nhận được thù lao cho cá nhân mình.

Lớn hơn dấu chân của những thập niên trước, Trung quốc đã có những bước đi sãi dài và in đậm, sói mòn đất nước của người châu Mỹ-Latin. Chính sự phụ thuộc vào thương mại, thực phẩm và khoáng sản đã đưa đến những lợi ích chính trị rõ ràng trong khu vực, hầu hết đều đi ngược lại chủ quyền và nền dân chủ tự do mà người dân châu Mỹ-Latin hãy còn quan niệm một cách sơ khai. Lợi dụng trình độ dân trí, Trung quốc sử dụng sức mạnh kinh tế để thúc đẩy chính sách đối ngoại của mình, chế ngự thể chế dân chủ và uy hiếp nhà nước pháp quyền. Ví dụ như trường hợp 4 quốc gia thuộc châu Mỹ-Latin như: Cộng hòa Dominica, El Salvador, Nicaragua và Panama, trước đây họ đã công nhận ngoại giao của họ với Đài Loan, nhưng nay họ đã chuyển sang Trung quốc và từ chối Đài Loan.

Điều kiện thứ 2 còn nguy hại hơn thứ 1. Điều kiện mà Trung quốc áp đặt lên các dịch vụ cho vay của mình qua các hợp đồng bí mật rằng, nợ của Trung quốc phải được trả trước nợ của những quốc gia khác, và Trung quốc sẽ chấm dứt quan hệ ngoại giao và buộc phải trả hết nợ, nếu quốc gia nào chống lại lợi ích của Trung quốc. Những thỏa thuận trên đi ngược lại quy tắc vay mượn quốc tế. Với những ràng buộc của kẻ giàu và mạnh, nền dân chủ và quyền tự chủ của châu Mỹ-Latin đang bị lung lay giữa 2 đối lực Trung quốc và thành phần tiến bộ trí thức của châu Mỹ-Latin, đưa đến cuộc tranh chấp nguyên tắc nhiều hơn nhu cầu kinh tế. Thật không may và phủ phàng, những ý tưởng dân chủ, tinh thần tự quyết của các nhà lãnh đạo châu Mỹ-Latin lại quá yếu kém. Giới tinh hoa dân tộc không đủ lực và phương tiện tài chánh để có thể nắm lấy vai trò lãnh đạo, thực thi nhà nước pháp quyền, cải cách hệ thống chính trị, chống lại tệ trạng tham nhũng và lạm quyền.

Hiện nay các nhà lãnh đạo châu Mỹ-Latin phần lớn là những người thiếu khả năng, tay sai cho ngoại bang, nên chính quyền không thể phát triển và phát huy tinh thần tự chủ và dân chủ. Chính những người lãnh đạo không tài năng lại do Bắc kinh gầy dựng nên họ đã không có quyết định cho dân và vì dân. Trước hiện tượng Trung quốc, những người lãnh đạo phương Tây và Hoa Kỳ thấy được viễn ảnh thâu tóm châu Mỹ-Latin của Trung quốc nuôi dưỡng chế độ độc tài, để kiểm soát.

Đứng trước bước chân xâm lược mềm của Cộng sản Trung quốc, con đường tốt nhất cho châu Mỹ-Latin xây dựng nguồn nhân lực (trồng người) là chiến lược tuyệt vời để vô hiệu hóa cách tiếp cận mang tính vật chất từ Bắc kinh, qua hình thức tăng cường mạng xã hội dân sự, theo đuổi các chương trình giáo dục của Hoa kỳ và châu u. Cả 2 nền giáo dục bật nhất thế giới sẽ đào tạo nâng cao nhận thức về dân chủ. Hiện nay trong các khuôn viên đại học Hoa Kỳ và châu u số lượng sinh viên châu Mỹ-Latin còn rất ít. Thực hiện và triển khai chủ thuyết của Tổng thống Joe Biden hồi 2022 về việc thâu nhận sinh viên châu Mỹ-Latin vào các trường đại học Hoa Kỳ, cũng như mở ra các lớp trực tuyến nhằm giúp đỡ cho những nước thứ 3 (third world) có cơ hội học hỏi, gián tiếp chống lại sự hiện diện của Trung quốc.

Với hình thức đầu tư vào con người, khi triển vọng dân chủ của châu Mỹ-Latin hãy còn bấp bênh. Tây phương có thể tận dụng mối quan hệ hiện nay tạo điều kiện để họ hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Tiềm năng kinh tế hằng năm của châu Mỹ-Latin vẫn còn hạn hẹp do bởi năng suất lao động thấp. Khi Tây phương đầu tư vào khu vực, lợi nhuận sẽ nhiều hơn nhờ nhân công rẻ. Ngược lại giúp nền kinh tế tăng trưởng và thoát dần ra ảnh hưởng Trung quốc. Mặt khác giúp đỡ hệ thống giáo dục, cũng như đào tạo sinh viên tu nghiệp nước ngoài, sẽ trực tiếp giảm bớt tình trạng bất bình đẳng bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa lâu đời là nguyên nhân không có khái niệm tổng quát về dân chủ. Về mặt khác, đây còn là cơ hội để các nước Tây phương can dự xa hơn trong tiến trình dân chủ hóa. Cho dù gần đây một số nước đã thoát ra chủ nghĩa độc tài tại Brazil giữa Luiz Inacio Lula da Silva đánh bại Jair Bolonaro, nhưng triển vọng dân chủ vẫn lơ lững. Do bởi những kẻ độc tài vẫn cố thủ tại Nicaragua, Venezuela và Peru vẫn còn vi hiến.,.
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)

Các bài viết cũ:
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)
    Bài học nào cho Bắc Kinh & Đài Loan về cuộc chiến tại Ukraine? (11-07-2022)
    Việt Nam-Điểm Lý Tưởng Cho Hoạt Động Đầu Tư và Kinh Doanh (15-06-2022)
    Putin trong vũng lầy Ukraine (07-04-2022)
    Vết giày xâm lược của Vladimir Putin (05-03-2022)
    Những giới hạn trong tiến trình hình thành vũ khí hạt nhân của Iran (02-02-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Tập Cận Bình (08-01-2022)
    Một Năm Nhìn Lại (15-12-2021)
    Tiền đồn chiến lược quân cảng Ream và Dara Sakor (18-11-2021)
    Chiến lược bao vây Trung Quốc tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (31-10-2021)
    Kabul! Kabul! Con đường phía trước (22-08-2021)
    Vai trò chuyển tải thông điệp Liên minh Á châu của tướng Lloyd J. Austin (31-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152742449.